Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ – Di sản kiến trúc độc đáo của miền Tây

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, từng là bối cảnh của rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: Người tình (1992), Những nẻo đường phù sa (1995), Người đẹp Tây Đô (1996), Nợ đời (2004)...

Nhà cổ Bình Thủy là một ngôi nhà cổ nằm ở số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1870, do ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia trí thức giàu có, xây dựng.

Lịch sử xây dựng

Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng vào năm 1870, do ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia trí thức giàu có, xây dựng. Ông Dương Chấn Kỷ là một người yêu thích kiến trúc phương Tây, ông đã mời kiến trúc sư người Pháp thiết kế ngôi nhà.

 

Ông Hội đồng Ba Dương Chấn Kỷ

Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Đông Tây kết hợp, với những nét đặc trưng của kiến trúc Nam Bộ và kiến trúc Pháp. Ngôi nhà có tổng diện tích khoảng 6.000m2, với 5 gian, 2 chái.

Kiến trúc

Nhà cổ Bình Thủy có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa kiến trúc Đông Tây. Ngôi nhà có mái ngói đỏ, được lợp bằng ngói âm dương. Mái nhà được lợp theo kiểu chồng rêu, tạo nên vẻ đẹp cổ kính và trang nhã.

Các bức tường nhà được xây bằng gạch nung, được trát vữa và sơn màu vàng nhạt. Các bức tường nhà được trang trí bằng những bức chạm khắc tinh xảo, mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Huế.

Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang. Ngôi nhà được chủ nhân xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo ô dước, toàn bộ hệ thống kèo và cột được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng – ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý...

Toàn bộ tư dinh bố cục cân xứng âm dương với cổng tam quan, sân gạch tàu, năm gian nhà xây trát bằng keo ô dước, hai mái lợp ngói Phước Lộc Thọ kiểu Tam đa, đèn đặt bốn góc Long Lân Quy Phụng dạng Tứ quý, cột kèo gỗ lim đen bóng hai vòng ôm chưa giáp được gắn kết khít khao bởi kỹ thuật mộng ngàm.

Nhà cổ của gia đình họ Dương còn có một tên gọi khác là vườn lan Bình Thủy. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, ông đã sưu tầm được nhiều giống lan quý rồi bắt đầu tổ chức các hội chơi lan, kết hợp mở tuyến du lịch đến nhà vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng, bên phải là vườn lan, góc bên có cây xương rồng Mexico Kim lăng trụ cao khoảng 10m, khoảng 40 năm tuổi, năm 2005 cây ra hoa lần đầu tiên trông rất lạ mắt.

Giá trị

Nhà cổ Bình Thủy là một di sản kiến trúc độc đáo của miền Tây. Ngôi nhà là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa giữa miền Bắc và miền Nam. Ngôi nhà cũng là một biểu tượng của sự giàu có và quyền lực của gia đình ông Dương Chấn Kỷ.

Kiến trúc độc đáo bên trong nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Nền gạch trầm đục trong ngôi nhà đều được nhập khẩu từ Pháp về. Nhà trước, nhà giữa và nhà sau được xây dựng liên tiếp và ngăn cách bởi những cửa vòm bằng gỗ điêu khắc tinh tế. 

Trong nhà chứa đựng nhiều đồ vật cổ được bài trí và sắp xếp vô cùng cân xứng. Phòng khách theo phong cách châu Âu cổ điển với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển bằng bạch đằng…

Những không gian khác mang phong cách Việt cổ vô cùng xa hoa gồm: bộ chén rượu từ đời Minh Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, bình ngọc men xanh cao tận 1,2m, hay bộ tách trà bằng sứ vô cùng xa hoa... Tất cả đã tạo nên một gia tộc thịnh vượng thời bấy giờ khiến bao người ao ước.

Một điều đặc biệt khiến mình thêm khâm phục và cảm mến chủ nhân nhà cổ Bình Thủy đó là tuy ngôi nhà có pha trộn văn hóa Đông - Tây nhưng nơi thờ tự trong nhà vẫn được thuần Việt. Điều này cho thấy sự tinh tế và thẩm mỹ của ông chủ họ Dương: tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ được cái hồn của dân tộc. 

Cổ vật vô giá “cặp ngà voi dài nhất Việt Nam” tại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Nhà cổ Bình Thủy còn có cặp ngà voi được nhận định là dài nhất Việt Nam với xuất thân và số phận long đong ly kỳ.

Cặp ngà voi trên được ông Dương Chấn Kỷ mua tại Sài Gòn để “dằn mặt” sự khinh khi của chủ hàng người Pháp. Ông kể, trong một dịp lên Sài Gòn xem mấy chành lúa, đi ngang qua đường Catinat (đường Đồng Khởi bây giờ), ông Kỷ ghé xem gian hàng bán tiêu bản thú vật của một tay chủ tiệm, thợ săn người Pháp.

Thấy ông già mặc đồ bà ba trông có vẻ nhà quê, đứng mân mê cặp ngà voi, người này nạt lớn: “Nè ông già. Đây không phải là chỗ chơi của ông đâu. Lỡ tay làm trầy xước nó thì bán cả gia sản, ông cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu”. Lúc này, ông Kỷ thủng thỉnh hỏi lại: “Cỡ bao nhiêu mà dữ vậy chú em? Nói qua nghe thử coi?”.

Sau đó, ông đã đặt cọc một số tiền lớn rồi lái xe về Cần Thơ và trở lên 4.000 đồng bạc trắng “con cò” (tiền Đông Dương) mua đứt cặp ngà trên. Được biết, sau này, nghe cụ Kỷ mua đứt cặp ngà khổng lồ, gia đình công tử Bạc Liêu cũng đích thân cho người lên Cần Thơ đánh tiếng mua lại với giá gấp đôi nhưng ông cụ Dương nhất quyết không bán.

Trải qua dâu bể thời gian, cặp ngà quý nay nằm im lìm trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP. HCM). Được đặt ngay ngắn trên một bệ giá gỗ phục vụ khách thăm quan, một chiếc ngà voi có kích thước lên đến 1,9m và chiếc còn là là 2,2m.

Tham quan nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Ngôi nhà được mở cửa cho khách tham quan từ thứ 2 đến chủ nhật, với giá vé là 15.000 đồng/người.

Khi tham quan nhà cổ Bình Thủy, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi nhà. Du khách cũng sẽ được tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của miền Tây qua những câu chuyện về ngôi nhà.

Giai thoại về Nhà cổ Bình Thủy

Giai thoại thứ nhất, về việc lót lớp muối 10cm

 Một điều thú vị trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót một lớp muối hạt dày chừng 10cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian được người dân Nam Bộ thường xuyên áp dụng trong việc xây nhà bởi việc lót muối dưới nền nhà nhằm mục đích vừa xua đuổi côn trùng mang sự thông thoáng ngôi nhà vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.

Giai thoại thứ hai: Giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa (ông Lỗ Ban)

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà có bề dày trăm năm lịch sử này, có một truyền thuyết ly kỳ được người đời truyền tụng cho đến ngày nay đó là giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa hay còn gọi là ông Lỗ Ban.

Theo lời đồn đại lúc bấy giờ, gia tộc họ Dương từ khi xây dựng ngôi nhà này đột nhiên làm ăn phất lên "như diều gặp gió” nguyên do là vì có một lá bùa Lỗ Ban phong thủy được yểm đâu đó ngay trong ngôi nhà. 

Trong buổi giao kèo với thầy Ba Nghĩa, ông Dương Chấn Kỷ có đưa ra một điều kiện, mà về phía thầy Ba Nghĩa thì đó là điều kiện khó tuân: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Thấy vậy thầy Ba Nghĩa mới trầm ngâm: "Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Sau đó, ông Chấn Kỷ phẩy tay rồi nói: “Đừng lo, tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”. Mặc dù, tính thực hư của hợp đồng này vẫn còn chưa được chứng thực nhưng việc gia tộc họ Dương phất lên một cách nhanh chóng là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ.

Hình ảnh của nhà cổ Bình Thủy trong bộ phim Người tình

Đỗ Lê Vân - 0963980346

Liên hệ đến KHÔNG GIAN TINH TẾ để được tư vấn trực tiếp và cụ thể.

Công ty TNHH TMDV&XD KHÔNG GIAN TINH TẾ

Trụ sở:

660/13 Trường Chinh, Phường 15, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Chi nhánh Quận Tân Bình:

766/83/16 CMT.8, Phường 5, Q,Tân Bình, TP.HCM.

Chi nhánh Huyện Củ Chi:

50 Đường số 9, Ấp Hậu, Tân Thông Hội, Củ Chi, TP.HCM.

Xưởng sản xuất: 

172 Đường 489, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, TP.HCM.

Số điện thoại: 0963980346

Tin Liên Quan